Viết báo cáo thử việc như thế nào đúng chuẩn bạn đã biết chưa?

Tin việc làm date

2019-06-27

 Báo cáo thử việc chính là yếu tố quan trọng mà bất cứ ai trải qua quá trình thử việc cũng cần phải làm để đánh giá lại khả năng thực sự của mình. Báo cáo thử việc cũng coi như nhật ký tự đánh giá lại bản thân mình để chứng tỏ năng lực với nhà tuyển dụng.

Bạn viết báo cáo thử việc như thế nào?

Bạn viết báo cáo thử việc như thế nào?

1. Tổng quan về báo cáo thử việc

 Sau khi ký hop dong thu viec theo quy định, ứng viên làm việc và hoàn thành báo cáo vào cuối thời gian thử việc. Viết báo cáo thử việc là một việc mà nhiều người nghĩ đơn giản. Nhưng thực tế khi thực sự viết và tiếp xúc với những vấn đề trong báo cáo thử việc thì không phải ai cũng biết đâu nhé. Viết báo cáo thử việc là viết những công việc mà bản thân đã hoàn thành trong quá trình làm việc, những kết quả cá nhân đạt được, những đóng góp ý kiến mà bản thân các bạn rút ra được trong quá trình thử việc. Có nhiều cách để bạn thể hiện những thông tin trên báo cáo thử việc của mình.

Báo cáo thử việc làm gì?

Báo cáo thử việc làm gì?

2. Bố cục của bản báo cáo thử việc

 Khi trình bày báo cáo thử việc, các bạn cần nắm được bố cục của một bản báo cáo thử việc. Khi nắm được bố cục của báo cáo thử việc thì các bạn sẽ dễ dàng lên ý tưởng ban đầu, dễ dàng hơn trong quá trình trình bày những nội dung trong các phần của báo cáo thử việc. Dưới đây là bố cục của một bản báo cáo thử việc.

• Phần mở đầu của bản báo cáo.

• Phần nội dung của bản báo cáo.

• Phần tự đánh giá và góp ý của bản thân đối với cơ quan, tổ chức.

Bố cục của báo cáo thử việc

Bố cục của báo cáo thử việc

3. Hướng dẫn viết báo cáo thử việc

 Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết giúp các bạn trình bày báo cáo thử việc thành công và gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng.

3.1. Trình bày phần đầu của báo cáo thử việc

 Các bạn sẽ viết báo cáo thử việc với các thông tin quan trọng, cần thiết theo đúng mẫu quy định. Bạn cần viết đầy đủ các thông tin như là: Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, nơi gửi, viết rõ thông tin cá nhân và cơ quan/doanh nghiệp hay công ty mà bạn đang thử việc, tên người hướng dẫn theo quy chuẩn của văn bản hành chính.

 Viết phần mở đầu tương đối đơn giản, bởi vì các bạn chỉ cần viết theo mẫu văn bản hành chính, các quy chuẩn, căn chỉnh, cỡ chữ đã được quy định sẵn trước đó rồi.

>> Tham khảo ngay: Cách viết CV nhân viên bán hàng chuẩn không cần chỉnh sẽ giúp bạn ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng dành cho những ai đang có nhu cầu xin việc làm bán hàng.

3.2. Trình bày phần nội dung của báo cáo thử việc

 Phần nội dung là phần vô cùng quan trọng, dựa vào đó mà các cơ quan, doanh nghiệp với quy mô lớn nhỏ khác nhau có thể đánh giá được cụ thể năng lực làm việc của bạn nhiều hơn. Do đó, các bạn cần liệt kê các thông tin một cách chân thực, đầy đủ với những công việc mà doanh nghiệp, cơ quan tổ chức đã giao cho bạn.

 Bạn cần nêu rõ những đầu công việc mà bạn đã hoàn thành cùng với mức độ hoàn thành công việc đó ra sao? Những công việc nào mà trong quá trình thực tập bạn chưa thể hoàn thành? Nguyên nhân khiến bạn chưa hoàn thành công việc được giao là gì? Đồng thời kèm theo hướng giải quyết vấn đề của công việc của bạn, đánh giá của những người đang hướng dẫn trực tiếp cho bạn.

 Nội dung báo cáo thử việc sẽ tùy vào khối lượng các đầu việc mà bạn đảm nhiệm thì bạn sẽ có những báo cáo phù hợp, hãy liệt kê một cách đầy đủ và dễ hiểu nhất về những thông tin, sử dụng câu văn ngắn gọn, súc tích để nhà tuyển dụng có thể dễ đọc, dễ hiểu hơn và có thể đánh giá được năng lực và sự phù hợp của bạn đối với công việc đó như thế nào?

 Trong phần nội dung, các bạn cần liệt kê chi tiết các thành quả công việc mà bạn đã đạt được kèm theo đó là những con số ấn tượng chứng minh cho những gì bạn đang nói trong báo cáo. Nếu có những khó khăn mà bạn gặp phải trong quá trình thử việc thì bạn hãy trình bày với nhà tuyển dụng và đưa ra những hướng giải quyết hay những ý kiến đóng góp của bạn, những đánh giá và hướng dẫn đối với từng công việc. Điều này sẽ khiến cho các nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt đẹp hơn đối với bạn.

Hướng dẫn viết báo cáo thử việc

Hướng dẫn viết báo cáo thử việc 

>> Xem thêm: Nếu bạn đang thử việc và cảm thấy bản thân không phù hợp với việc làm ngày, với môi trường làm việc này có thể bạn nên đọc ngay cách xin nghỉ việc trong thời gian thử việc để đảm bảo nhà tuyển dụng đồng ý và không trách móc bạn. 

3.3. Trình bày phần tự đánh giá và góp ý của bản thân trong quá trình thử việc

 Trong phần này, các bạn cần thể hiện được rõ ý về năng lực tư duy và phân tích, cũng như là việc đánh giá lại cách giải quyết tổng quát các vấn đề của bản thân trong quá trình thử việc đối với công việc mà bạn đã đảm nhiệm. Nhà tuyển dụng sẽ rất chú ý tới phần này để xem bạn có năng lực tự đánh giá về bản thân và công việc, bạn có thể tự đưa ra được những góp ý đối với quá trình thử việc hay không?

 Phần này sẽ giúp bạn nâng điểm cộng hay thêm điểm trừ đối với nhà tuyển dụng, và điều đó sẽ khiến cho bạn có cơ hội được nhận vào làm nhân viên chính thức hay không.

 Những đóng góp ý kiến và tự đánh giá của bản thân bạn cần được thể hiện một cách chân thành, bạn cần thẳng thắn đánh giá được những ưu điểm và những khuyết điểm của bản thân, bạn cần có thái độ học hỏi cũng như có ý chí tiến thủ, cầu tiến trong quá trình làm việc, có ý thức khắc phục những điểm yếu của bản thân và phát huy những điểm mạnh của mình.

 Bạn hãy đưa ra quan điểm, nhận định của cá nhân về môi trường làm việc, các làm việc của công ty để nhà tuyển dụng có thể nhìn nhận được rất nhiều điều thú vị. Bạn có đóng góp ý kiến gì cho công ty để cải thiện môi trường làm việc tại công ty đó hay không?

 Đồng thời, bạn hãy khẳng định rằng bạn muốn làm việc và gắn bó với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, công ty lâu dài và sẽ luôn có sự cố gắng đóng góp công sức của mình vào công cuộc phát triển của công ty.

 Ngoài ra, một trong những phần không thể thiếu trong báo cáo thực tập đó là những nhận xét của người quản lý và hướng dẫn trực tiếp bạn trong quá trình thử việc. Nếu như người quản lý của bạn nhận xét không tốt về bạn trong báo cáo thử việc thì đồng nghĩa với việc quá trình thực tập của bạn không còn giá trị, không có tác dụng giúp bạn dành được công việc đó.

 Ngược lại, một bản báo cáo thành công là bản báo có có được những thành tích tốt đẹp, có được những lời nhận xét tốt từ người quản lý của bạn. Do đó, hãy thể hiện thật tốt, cố gắng không ngừng phấn đấu và học hỏi nhiều từ người quản lý, hướng dẫn của bạn. Đồng thời, các bạn đừng ngại ngần và giấu dốt, không hiểu gì thì hãy cứ hỏi để hiểu và học hỏi những kiến thức cần thiết, đồng thời bạn sẽ được nhận xét là người ham học hỏi, tích cực trong công việc. Đây cũng chính là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

 Viết báo cáo thử việc cần được rõ ràng, chân thực và đặc biệt là thể hiện được năng lực và trách nhiệm của chính bản thân mình đối với công việc đó. Nếu bạn dành thời gian ra tìm hiểu về công việc thì chắc chắn bạn có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng lựa chọn bạn vào làm việc chính thức.

TẢI BIỂU MẪU NHANH CHÓNG NGAY TẠI ĐÂY:

BC-KQ-thu-viec.doc

Chia sẻ bài viết: