CV là gì? Mách bạn những điều cần lưu ý khi viết CV

Tin việc làm date

2019-09-17

CV có lẽ không còn là điều quá xa lạ trong các hành trình xin việc hiện nay. Thế nhưng bản chất của CV là gì, bạn đã hiểu về nó chưa? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để cùng có cho mình cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề này nhé.

1. CV là gì?

CV xin việc hay còn được hiểu là một bản sơ yếu lý lịch tóm tắt sơ lược về những thông tin cá nhân của ứng viên. Có tên tiếng Anh là "Curriculum Vitae", và CV cũng chính là ký hiệu của tên gọi đó. Dựa vào các nội dung được trình bày trong CV, nhà tuyển dụng có thể xem xét và có mức độ đánh giá cho từng ứng viên trước khi mời ứng viên vào vòng phỏng vấn, thâm trí CV cũng có thể được xét làm căn cứ giúp để loại ra những ứng viên không phù hợp mà không cần mời vào vòng phỏng vấn. Nói một cách khác, thì CV chính là một công cụ trung gian, đóng vai trò kết nối giữa bạn với nhà tuyển dụng, giúp bạn tiếp cận họ một cách nhanh chóng hơn nói cách khác chính là một bản “tiếp thị” cho chính bản thân bạn

Tuy nó không phải là yếu tố hàng đầu giúp bạn thành công khi xin việc nhưng nó lại là đường dẫn ngắn nhất để nhà tuyển dụng mời bạn đến cuộc phỏng vấn.

CV là gì?

2. CV bao gồm những gì?

2.1. Thông tin cá nhân

Bao gồm các thông tin như: tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại liên hệ hay địa chỉ email. Đây là những thông tin sẽ được nhà tuyển dụng sử dụng để liên lạc với bạn, vì thế ngoài việc trình bày chính xác thì bạn cũng nên trình bày nó một cách ngắn gọn, tốt nhất là khoảng từ 1 đến 2 dòng thôi nhé.

2.2. Trình độ học vấn

Đây là một trong những phần nội dung quan trọng nhất của bản CV, với những nội dung mà bạn trình bày trong mục này nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được trình độ chuyên môn của bạn như thế nào. Nên ngoài việc liệt kê các cấp học từ hệ trung cấp, cao đẳng, hay các hệ đại học chính quy hay không chính quy trở lên thì bạn cũng có thể điền thêm vào các khóa học chuyên môn, nghiệp vụ mà bạn đăng ký học thêm ở trường hay ở các trung tâm vào nhé.

Có rất nhiều ngành nghề đặt nặng vấn đề về trình độ học vấn ví dụ như điện tử viễn thông, đây là ngành được rất nhiều ứng viên quan tâm trong rất nhiều năm qua, việc các bạn chuẩn bị được một bản CV phù hợp sẽ giúp cho các bạn chiếm được lợi thế hơn so với các ứng viên còn lại, để có thêm được những kiến thức cũng như thông tin về các mẫu CV xin việc điện tử viễn thông đang thịnh hành trên thị trường tuyển dụng hiện nay thì các bạn hãy xem thêm tại đây nhé https://timviec365.vn/cv365/cv-dien-tu-vien-thong

2.3. Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc là mục mà nhà tuyển dụng rất chú ý, bởi từ những nội dung mà bạn trình bày nhà tuyển dụng có thể nắm được bạn là ứng viên như thế nào, tuy vậy với mục này thì bạn cũng chỉ lên trình bày những kinh nghiệm liên quan đến công việc đang ứng tuyển nhé. Còn nếu trường hợp bạn là sinh viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế thì bạn có thể thay thế bằng các hoạt động xã hội đã từng tham gia mà bạn thấy rằng đã học được nhiều các kỹ năng khác nhau khi tham gia các chương trình như vậy.

Với những bạn đã từng bị sa thải thì hãy làm nổi bật những kinh nghiệm làm việc phù hợp với công việc được "nhắm đến". Lúc này những bí quyết "che giấu" việc bạn từng bị sa thải trong CV chính là một phao cứu sinh tuyệt vời trong lúc này giúp bạn tự tin ứng tuyển cho bất kỳ công việc yêu thích nào.

2.4. Kỹ năng

Các kỹ năng được đề cập trong bản CV có thể kể đến như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng thuyết trình hay một số các kỹ năng khác liên quan đến đặc thù của từng công việc

2.5. Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là phần mà bạn giới thiệu của các ứng viên về chính mong muốn của bản thân đến nhà tuyển dụng và những định hướng trên con đường phát triển tương lai sự nghiệp của bản thân ứng viên. Thông thường khi trình bày đến mục này các ứng viên thường khá qua loa, hay nhiều ứng viên thậm trí còn để nguyên những gợi ý của CV mẫu mà không chỉnh sửa gì thêm. Điều này rất có thể sẽ là nguyên nhân khiến cho CV của bạn sẽ bị nhà tuyển dụng loại ngay từ vòng gửi xe.

Ngoài việc chỉnh sửa nội dung cho hợp với những mục tiêu, định hướng của bản thân thì bạn cũng có thể trình bày nó theo từng kế hoạch cụ thể như kế hoạch ngắn hạn, dài hạn là như thế nào. Điều này sẽ thể hiện bạn là người có chí tiến thủ và có kế hoạch làm việc rõ ràng.

2.6. Chứng chỉ và các giải thưởng liên quan (nếu có)

Nó có thể là các chứng chỉ về tin học, ngoại ngữ, các loại chứng chỉ liên quan chuyên ngành ứng tuyển. Hay các giải thưởng đã từng tham gia vào các cuộc thi đã từng đoạt được,…

CV bao gồm những gì?

3. Một số những lưu ý khi viết CV

Khi việc cạnh tranh việc làm ngày càng trở lên cạnh tranh gay gắt, thì cũng đông nghĩa yêu cầu về một bản CV hoàn chỉnh của nhà tuyển dụng cũng sẽ cao hơn rất nhiều. Theo một khảo sát mới nhất đã cho thấy, thông thường các nhà tuyển dụng chỉ dành ra khoảng từ 7 – 10s để phân loại CV của bạn, bởi thế mà ngoài việc đảm bảo đầy đủ những nội dung cần có trong một bản CV thì bạn cũng cần phải lưu ý một số những điều sau khi hoàn thiện bản CV của mình:

- Ngôn ngữ sử dụng trong CV cần mạch lạc, rõ ràng, không sử dụng các ngôn từ có giọng điệu quá khoa trương, to tát. Trình bày nội dung ngắn gọn, xúc tích không quá dài dòng lan man.

- Lỗi chính tả: đây là một trong những lỗi cơ bản và phổ biến trong bất kỳ bản CV nào. Bởi thế để tránh gây mất điểm với nhà tuyển dụng thì sau khi trình bày xong, bạn nên dành ra một chút thời gian để soát lại lỗi chính tả để bản CV của mình được hoàn hảo nhất nhé.

- Bạn có thể có nhiều những kỹ năng, kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên thì bạn cũng nên tránh việc đưa các kinh nghiệm không liên quan đến công việc đang ứng tuyển vào CV, điều này có thể khiến CV dễ dàng nhận điểm trừ từ nhà tuyển dụng

- Độ dài CV chỉ nên dài từ 1–2 trang là phù hợp nhất.

Trên đây là một số những kiến thức về chủ đề  “CV là gì”, hy vọng rằng sau những kiến thức được chia sẻ trong bài viết đã có thể giúp bạn có thể định nghĩa được về CV là gì và cách viết như thế nào để có một bản CV hoàn chỉnh nhất nhé. Cảm ơn vì đã dành thời gian quan tâm và theo dõi bài viết của chúng mình nhé.

Chia sẻ bài viết: