Những điều nhà tuyển dụng nên học từ Phil Knight trong hành trình xây dựng “kiệt tác” Nike

Tin việc làm date

2018-03-03

Nói đến giày thể thao, chắc chắn những người yêu giày không thể không biết đến Nike một nhã hiệu nổi tiếng, chinh phục được hàng nghìn người tiêu dùng. Để có được thành công đó Phil Knight - Người sáng lập và là Chủ tịch HĐQT Công ty Nike đã không ít lần phải trải qua những thăng trầm. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ những bí quyết Phil Knight sử dụng để xây dựng thành công thương hiệu Nike 

Trước khi trở thành một ông chủ, một tỉ phú giàu có, Phil Knight từng là một cậu thiếu niên đam mê thể thao. Knight ghi danh vào lớp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Stanford. Trong khi đó ông đang theo học về chuyên đề doanh nghiệp, ông đã tự mình viết một bản kế hoạch kinh doanh, mô tả khá chi tiết một kế hoạch tiếp thị để phát triển doanh nghiệp . Cũng từ đây, những vấn đề kinh doanh cuốn hút ông hơn bao giờ hết, ông muốn làm một cái gì đó để khẳng định mình. Và ông nhận ra, điều ông muốn làm chính là tìm công việc bán hàng giày thể thao. và kết quả ta sao? Cùng tìm hiểu dưới bài viết sau:

Biến khát vọng thành chiến thắng

Sau nhiều năm sống tại Nhật, Phil Knight trở về nước làm đại lý cho hãng giày Tigers. Trong suốt nhiều năm liền ông vừa làm kế toán viên, vừa tận dụng thời gian rảnh rỗi chở giày đi bán rong khắp nơi ở miền tây nước Mỹ. Kinh nghiệm có được trong những năm đi bán dạo này đã giúp ông rất nhiều khi bước vào kinh doanh “chuyên nghiệp”.

Ông quyết định góp vốn cổ phần với Bill Bowerman để thành lập nên công ty dụng cụ thể thao, như một điều tất yếu, họ không thể tránh khỏi những khó khăn, bởi thị trường giày thể thao lúc đó không có cửa cho ông chen vào.

kĩ năng lãnh đạo

Sóng gió trên thương trường

Trên thương trường luôn đối diện với sự cạnh tranh không ngừng từ các đối thủ, sự cạnh tranh này là không tránh khỏi. Và chúng là cạnh tranh lành mạnh hay không lành mạnh thì cũng sẽ tạo ra những sóng gió nhất định. Vấn đề là ở chỗ người lèo lái con thuyền có đủ bản lĩnh hay không. Để phân biệt, nhìn nhận được bản chất của sự cạnh canh chúng ta nên nắm rõ cạnh tranh lành mạnh là gì để biết đối thủ đang "chơi bài gì" với ta. Từ đó có những đối sách kịp thời và tự chuyển mình.

Bởi vốn dĩ thương trường như chiến trường, các đối thủ luôn tìm kẽ hở để tấn công và xóa sổ Nike trên bảng xếp hạng top bất cứ lúc nào. Và sự kiện tại thế vận hội năm 1992 là một minh chứng, đội bóng rổ Dre Team (Mỹ) được Nike tài trọ đã từ chối mặc đồng phục của Nike. Đỉnh điểm của những khó khăn rơi vào năm 1997, thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra gây nên những hậu quả trầm trọng. Nhiều lô hàng trị giá hàng tỉ đôla của Nike nằm chết trong kho, điều đó gây áp lực tài chính nặng nề hơn bao giờ hết.

Giải pháp mà Phil Knight đề ra đó là tuyển dụng nguồn nhân lực mới, tăng cường nhiều quản lý trẻ đầy tài năng. Những nỗ lực cải cách không ngừng đó của Knight đã giúp Nike vượt qua bão táp và tiếp tục đi lên.
Ngày nay, Phil Knight đã là một tỉ phú tầm cỡ thế giới, nhưng ông vẫn yêu quý tất cả những gì mà Nike đem lại, bởi những khó khăn ban đầu không nói lên được thành quả cuối cùng.

Trong hơn một thế kỷ qua, Nike trở thành một trong những thương hiệu lớn và uy tín nhất thế giới. Tại Mỹ, Nike đứng hàng top trong tổng số1.200 thương hiệu mạnh. Phil Knight trở thành người giàu thứ 6 của Mỹ với tổng giá trị tài sản 5,3 tỉ đôla, chỉ đứng sau Bill Gate, Warren Buffet, Paul Allen, John Kluge và Larry Ellison.

Chia sẻ bài viết: